Mụn Nội Tiết

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết (hay còn gọi Hormonal Acne) là một loại mụn trứng cá liên quan đến sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Mụn nội tiết có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến vẫn là nhóm tuổi dậy thì, phụ nữ trước mang thai và sau khi sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Theo ước tính, trên toàn thế giới có khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 29 mắc phải tình trạng mụn nội tiết. Có nhiều quan điểm khác nhau về mụn nội tiết nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự mất cân bằng hormone, biến động của nội tiết tố, đặc biệt là Testosterone (phụ nữ cũng có testosterone và các nội tiết tố androgen khác).

Mụn nội tiết là gì?

1. Đặc điểm của mụn nội tiết tố

Ở độ tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện rải rác tại vùng chữ T – vùng tiết dầu mạnh mẽ trên gương mặt như: mụn ở trán, mũi và cằm. Tuy nhiên, đến độ tuổi trưởng thành, vị trí mụn nội tiết sẽ xuất hiện tập trung ở phần dưới của khuôn mặt: dưới cằm, dưới hàm và xung quanh đường viền hàm.

Đối với một số người, mụn nội tiết tố có dạng mụn đầu đenmụn đầu trắng hoặc các mụn nhỏ hay u nang. Các nang mụn nằm sâu dưới da, mang đầy đủ đặc tính của tình trạng viêm là sưng, nóng, đỏ, đau.

Mụn nội tiết dễ hình thành do sự mất cân bằng hormone trong các trường hợp dưới đây:

  • – Trong những ngày hành kinh.
  • – Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • – Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh ở phụ nữ.
  • – Nồng độ nội tiết tố Androgen tăng quá mức (kích thích tăng sinh bã nhờn).

Sự biến đổi trong lượng hormone có thể làm cho tình trạng mụn trở nên khó kiểm soát hơn, cụ thể:

  • – Gây tình trạng viêm da tổng thể.
  • – Tăng sản xuất mồ hôi và bã nhờn từ các lỗ chân lông.
  • – Khiến cho các tế bào da bị tắc nghẽn trong nang lông.
  • – Tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn gây mụn, trong đó có Propionibacterium Acnes.

Đặc điểm của mụn nội tiết tố

2. Mụn trứng cá giai đoạn mãn kinh

Mụn trứng cá phát triển trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh thực ra là một dạng của mụn nội tiết tố. Phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh. Giai đoạn này đánh dấu sự suy giảm tự nhiên của các hormone sinh sản nữ và kết thúc bằng việc chu kỳ kinh nguyệt biến mất hoàn toàn. 

Trong nhiều trường hợp, mụn trứng cá xuất hiện trong giai đoạn mãn kinh của phụ nữ do sự giảm nồng độ hormone estrogen hoặc do sự tăng của hormone androgen, đặc biệt là testosterone. Mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện ngay cả khi phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) để giảm triệu chứng của giai đoạn mãn kinh. Điều này xảy ra do HRTs sử dụng một số loại hormone protein để thay thế estrogen và progesterone mà cơ thể đã mất. Hormone progesterone khiến lỗ chân lông mở rộng, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, từ đó hình thành mụn trứng cá.

Mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố có thể ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng:

  • – Mụn trứng cá do nội tiết tố nhẹ thường là mụn đầu đen, đầu trắng. Mụn được xếp vào mức độ nhẹ khi có ít hơn 20 mụn bọc, 15 tổn thương mụn viêm hoặc ít hơn 30 mụn không viêm.
  • – Mụn trứng cá do nội tiết tố trung bình có thể viêm hoặc không, để lại sẹo. Mụn được xếp vào mức độ vừa khi có 20-100 mụn bọc, 15-50 tổn thương viêm, hoặc từ 30-125 tổn thương tổng cộng.
  • – Mụn trứng cá do nội tiết mức độ nặng thường viêm và để lại sẹo.

Mụn trứng cá do nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng tâm lý. Ngay cả mụn trứng cá nhẹ cũng có thể làm mất tự tin, đặc biệt là ở những người trẻ đang bắt đầu xây dựng các mối quan hệ.

Mụn trứng cá do nội tiết tố giai đoạn mãn kinh 

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Có bốn nguyên nhân chủ yếu gây mụn nội tiết, trong đó rối loạn nội tiết tố đóng một vai trò quan trọng. Cụ thể 4 nguyên nhân chính gây mụn nội tiết như sau:

  • – Da sản xuất nhiều bã nhờn hơn do sự rối loạn của nội tiết tố, mất cân bằng hormone.
  • – Vi khuẩn tích tụ và phát triển trên da, làm tắc lỗ chân lông, tạo ra mụn viêm và mụn mủ.
  • – Hệ thống miễn dịch phản ứng với vi khuẩn, gây ra viêm nhiễm.
  • – Lỗ chân lông bị tắc nghẽn. 

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây mụn nội tiết mà bạn có thể tham khảo thêm, bao gồm:

  • – Do các loại bệnh lý: Buồng trứng đa nang (PCOS), bất thường tuyến thượng thận bẩm sinh, đái tháo đường, các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn, suy tuyến giáp…
  • – Nữ chuyển giới sang nam (sử dụng nội tiết tố dạng tiêm chích).
  • – Stress, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
  • – Chế độ ăn uống, lối sống không khoa học.
  • – Lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da.
  • – Tác dụng phụ của thuốc (như Steroid).

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Làm sao biết mình bị mụn nội tiết tố?

Mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ, u nang và các nốt sần đều là các triệu chứng nhận biết của mụn nội tiết. Thông thường, mụn đầu trắng và đầu đen không gây ra cảm giác đau, viêm nhiễm hay sưng tấy, nhưng nếu chúng bị viêm, u nang hoặc mụn mủ có thể xuất hiện. Bên cạnh đó còn đó những biểu hiện khác giúp bạn xác định chính xác bản thân đang bị mụn nội tiết tố như:

  • – Mụn vẫn xuất hiện khi không còn trong giai đoạn dậy thì/ thai kỳ: Trong độ tuổi 20, tuyến nội tiết hoạt động mạnh mẽ vượt trội. Đây là thời kỳ dễ nổi mụn nội tiết nhất. Ngoài ra, từ năm 20-30 tuổi là độ tuổi phụ nữ thường mang thai và sinh nở, dẫn đến rối loạn nội tiết tố, cũng dễ gây mụn không kém. Vì thế, khi đã bước sang độ tuổi vị thành niên hoặc đã trải qua chu kỳ sinh sản, nhưng những nốt mụn sưng viêm cứ liên tục tái phát trên da thì chắc hẳn bạn đã bị mụn nội tiết.
  • – Mụn tập trung xuất hiện ở cằm và quanh xương hàm: Một trong những dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết rõ ràng có thể kiểm chứng bằng mắt thường chính là dựa vào vị trí xuất hiện của chúng. Nếu phát hiện những nốt mụn nang, mụn bọc, mụn ẩn tập trung nhiều tại phần dưới của khuôn mặt. Đặc biệt là tại vùng cằm và xương hàm thì bạn đang bị mụn nội tiết rồi đấy! Sở dĩ có hiện tượng này là do các hormone dư thừa bên trong cơ thể kích thích tuyến dầu phát triển mạnh mẽ. Mà phần lớn trong số ấy lại thuộc vị trí tại vùng da quanh khu vực gần cằm và quai hàm nên mụn dễ dàng phát triển rộng rãi tại đây.
  • – Mụn tái phát mỗi tháng một lần: Mụn nội tiết tố có đặc điểm khá tương đồng với chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, mỗi tháng sẽ “ghé thăm” với tần suất một lần. Điều này còn đúng với cả những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh. Nguyên nhân trên có liên quan mật thiết đến mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể, Chúng điều tiết khiến tuyến nội tiết hoạt động mạnh mẽ gây mụn với xu hướng xuất hiện tại cùng một thời điểm vào mỗi tháng cũng như tại cùng một vị trí trên gương mặt.
  • – Mụn mọc dai dẳng và lì lợm: Mặc dù đã chăm sóc da vô cùng hợp lý với một chế độ lành mạnh và tần suất khoa học, nhưng mụn vẫn cứ mãi quay lại. Chắc hẳn một điều, những vị khách không mời kia chính là mụn nội tiết.
  • – Mụn xuất hiện trong giai đoạn căng thẳng kéo dài: Cortisol là một loại hormone gây căng thẳng thần kinh, từ đó dễ dàng tác động, biến đổi nội tiết cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên mụn nội tiết. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy một vài nốt mụn xuất hiện trong lúc bản thân bạn đang bị stress.

Làm sao biết mình bị mụn nội tiết?

Cách điều trị mụn nội tiết dứt điểm nhanh chóng

Mặc dù mụn nội tiết không phải là vấn đề da liễu gây nguy hiểm, nhưng nó lại khiến nhiều người mất tự tin về ngoại hình của mình. Vì vậy, nếu không may mắc phải tình trạng này, bạn nên chủ động điều trị sớm để sớm khôi phục làn da sáng khỏe. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn nội tiết Eucerin giới thiệu đến bạn, bạn có thể tham khảo và chọn lựa cách trị mụn hợp với mình.

Phương pháp điều trị mụn nội tiết truyền thống bằng thuốc

Các chuyên gia da liễu đã khẳng định mụn nội tiết nặng không thể chữa trị bằng các sản phẩm chăm sóc da thông thường như sữa rửa mặt hay kem dưỡng da. Điều này là do mụn nội tiết thường là dạng u nang, phát triển sâu dưới da và nằm ngoài phạm vi tác động của hầu hết các loại thuốc hay kem bôi ngoài da.

Vì vậy, việc điều trị mụn nội tiết thường phải sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc nhằm cân đối nồng độ các hormone để làm sạch da từ sâu bên trong. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn nội tiết bằng thuốc mà bạn có thể tham khảo:

  • – Thuốc tránh thai trị mụn nội tiết tố: Việc sử dụng thuốc tránh thai uống được xem là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị mụn nội tiết. Trong thuốc tránh thai có chứa ethinyl estradiol cùng với drospirenone, norgestimate và norethindrone. Bốn chất hóa học này có thể cân đối nồng độ hormone trong cơ thể, giúp giảm mụn nội tiết, đặc biệt trong giai đoạn rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt. Lưu ý: Thuốc tránh thai chống chỉ định cho đối tượng có tiền sử tăng huyết áp, mắc chứng huyết khối, ung thư vú…
  • – Thuốc kháng Androgen: Thuốc kháng Androgen hoạt động bằng cách giảm nồng độ của nội tiết tố androgen. Androgen là một loại hormon tự nhiên có ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, khi lượng Androgen tăng cao, chúng có thể gây ra mụn trứng cá do ảnh hưởng đến việc điều chỉnh các nang lông và tăng sản xuất bã nhờn. Aldactone, mặc dù chủ yếu được dùng để điều trị tăng huyết áp, nhưng cũng có tác dụng giảm Androgen. Nói cách khác, nó có thể ngăn chặn cơ thể bạn sản xuất quá nhiều androgen và giúp cân đối nồng độ hormone.
  • – Retinoids trị mụn nội tiết tố: Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mụn nội tiết ở mức độ nhẹ, việc sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da chứa retinoids có thể là một lựa chọn có thể cân nhắc. Retinoids, có nguồn gốc từ vitamin A, được tìm thấy trong nhiều loại kem, gel… và thường có sẵn tại các hiệu thuốc. Một điều cần lưu ý khi dùng retinoids là cần bảo vệ da với kem chống nắng thường xuyên vì retinoids có thể làm tăng nguy cơ da bị cháy nắng sạm đen.

Phương pháp điều trị mụn nội tiết truyền thống bằng thuốc

Phương pháp trị mụn nội tiết tự nhiên

Trong một số trường hợp, việc sử dụng các sản phẩm chứa thành phần chiết xuất tự nhiên để điều trị mụn nội tiết có thể giúp giảm tình trạng mụn nội tiết ở mức độ nhẹ. Các phương pháp điều trị tự nhiên thường không gây ra những tác dụng phụ đáng lo ngại như các phương pháp điều trị truyền thống, tuy nhiên hiệu quả có thể không được như mong muốn. Dưới đây là một số sản phẩm tự nhiên được sử dụng để điều trị mụn nội tiết:

  • – Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà hoạt động bằng cách giảm viêm – một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá do nội tiết. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng một loại kem/serum chứa 5% tinh dầu tràm trà thoa trực tiếp lên da có thể giảm các triệu chứng mụn nội tiết từ nhẹ đến vừa. Tinh dầu tràm trà có sẵn trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt và toner. Khi sử dụng dạng nguyên chất, tinh dầu trà xanh cần được pha loãng với một số loại dầu nền như dầu dừa, dầu ô liu… trước khi sử dụng để thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn.
  • – Alpha Hydroxy Acid (AHA): AHA là một loại acid treatment trị mụn có nguồn gốc từ thực vật, phong phú trong các loại trái cây thuộc họ cam, quýt. AHA có khả năng loại bỏ các tế bào chết gây tắc lỗ chân lông, từ đó giảm thiểu sự hình thành của mụn. Các sản phẩm chăm sóc da chứa AHA bao gồm các loại mặt nạ và kem OTC. Giống như Retinoids, AHA làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời, do đó cần thoa kem chống nắng thường xuyên khi đang sử dụng AHA để điều trị mụn để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
  • – Trà xanh giảm mụn nội tiết: Thay vì sử dụng dạng tinh dầu để thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn, việc uống một số cốc trà xanh mỗi ngày kết hợp với việc chăm sóc và vệ sinh da có thể giúp bạn có được làn da khỏe mạnh, hạn chế mụn nội tiết.

Phương pháp trị mụn nội tiết bằng liệu pháp công nghệ cao

Đối với những trường hợp mụn nội tiết mức độ nặng, dai dẳng, gây tổn thương lớn cho da, việc sử dụng công nghệ cao là lựa chọn hàng đầu cho những người muốn khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng. Các công nghệ như trị mụn bằng laser CO2 vi điểm, oxy jet, ánh sáng IPL, điện di… được sử dụng rộng rãi và mang lại kết quả khá tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này điều trị mụn nội tiết, bạn cần chọn lựa các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện chuyên khoa da liễu có uy tín để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, an toàn, đồng thời có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng sau khi điều trị để da nhanh chóng hồi phục.

Cách chăm sóc bảo vệ da khỏi mụn nội tiết tố

Mụn nội tiết có thể gây ra mất thẩm mỹ khuôn mặt, kéo dài và lặp lại nhiều lần. Việc chăm sóc và điều trị mụn một cách thích hợp sẽ giúp giảm thiểu sự xuất hiện của mụn nội tiết, ngăn chặn sự hình thành của sẹo thâm và làm cho da trở nên sáng mịn hơn. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc và bảo vệ da khỏi mụn nội tiết từ cả bên trong và bên ngoài mà bạn có thể tham khảo:

Chăm sóc da từ bên trong ngăn ngừa mụn nội tiết

Các biện pháp chăm sóc da từ sâu bên trong ngăn ngừa mụn nội tiết bạn có thể tham khảo:

  • – Hạn chế thức khuya.
  • – Ngủ đủ giấc: 8 tiếng/ ngày.
  • – Uống đủ nước: 2 lít nước/ ngày.
  • – Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Bổ sung các loại vitamin có lợi cho “kháng – thề” của làn da: vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin K, vitamin B3, kẽm, sắt…từ rau xanh và hoa quả.
  • – Hạn chế ăn đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng các loại đồ uống có gas thường xuyên.
  • – Tránh căng thẳng kéo dài, tập luyện thể chất và tâm lý mỗi ngày.

Chăm sóc da từ bên trong ngăn ngừa mụn nội tiết

Chăm sóc da từ bên ngoài ngăn ngừa mụn nội tiết

Các biện pháp chăm sóc da từ sâu bên ngoài cùng với việc hạn chế các thói quen xấu gây mụn giúp ngăn ngừa mụn nội tiết bạn có thể tham khảo:

  • – Chú trọng bước làm sạch da: luôn tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt có độ pH chuẩn cho làn da 2 lần mỗi ngày.
  • – Lựa chọn mỹ phẩm có nguồn gốc/ xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, chất lượng đảm bảo và tuyệt đối phù hợp với làn da.
  • – Xây dựng quy trình chăm sóc da mỗi ngày có kết hợp cùng các hoạt chất chuyên biệt dành cho điều trị mụn.
  • – Luôn đảm bảo chăm da đủ 3 bước cơ bản: làm sạch sâu – dưỡng ẩm/ điều trị – bảo vệ da.
  • – Hạn chế tối đa việc trang điểm.
  • – Không chạm/ sờ/ tay lên mặt hoặc tự ý cạy/ nặn mụn.
  • – Thay vỏ gối định kỳ 1 lần/ tuần.
  • – Làm sạch mũ bảo hiểm thường xuyên, đặc biệt là vùng dây cài an toàn của mũ bảo hiểm.

Chăm sóc da từ bên ngoài ngăn ngừa mụn nội tiết 

Giải đáp thắc mắc về mụn nội tiết tố

Mụn nội tiết có tự hết được không?

Mụn nội tiết có thể tự hết khi những rối loạn nội tiết tố được kiểm soát nhưng quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian. Để mụn nội tiết tự hết, bên cạnh những biện pháp chăm sóc da, bạn cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Mụn nội tiết có điều trị dứt điểm được không?

Mụn nội tiết có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nếu không kiên nhẫn, từ bỏ việc điều trị giữa chừng sẽ khiến tình trạng mụn hoài không khỏi, thậm chí nặng hơn. Ngay khi xuất hiện mụn nội tiết, bạn nên đến cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám, tư vấn lộ trình điều trị thích hợp

Những ai dễ bị mụn nội tiết?

Nữ giới dễ bị mụn nội tiết nhiều hơn nam giới. Theo ước tính, trên toàn thế giới có khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 29 mắc phải tình trạng mụn nội tiết và 4% tiếp tục ở độ 40 tuổi. Trong đó, phụ nữ trưởng thành chiếm khoảng 15-50%.